59 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2020). Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam !

Đăng ngày 10 tháng 8 năm 2020
55 năm qua, kể từ khi xảy ra thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2020), cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng và nhân dân luôn hết lòng giúp đỡ, tận tình chăm sóc nạn nhân da cam/dioxin. Nhờ đó, nỗi đau mang tên da cam do chiến tranh gây ra vơi dần theo năm tháng.

Chiến tranh đã lùi xa 45 năm nhưng hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn mang di họa của chiến tranh. Chất độc da cam đã làm cho hàng triệu trẻ em sinh ra trong hòa bình bị dị dạng, dị tật, nhiều người sống đời sống thực vật; chất độc da cam di truyền sang cả thế hệ thứ 3, thứ 4. Nhiều phụ nữ không được hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, hàng vạn người đang phải sống quằn quại trong đau đớn vì bệnh tật. Do bệnh tật dẫn đến đói nghèo, họ là người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ.

Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin các cấp đã có nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, cổ vũ động viên nạn nhân CĐDC vượt qua nỗi đau bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

“Thực tế đó là những đề tài phong phú cho các nhà văn, nhà báo, cộng tác viên khai thác, phản ánh bản chất của cuộc chiến tranh hóa học, nỗi đau của dân tộc, nỗi đau của nạn nhân CĐDC. Thông qua đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chia sẻ, chung tay giúp đỡ nạn nhân CĐDC nhiều hơn nữa.”

Ba Nguyễn Thị Thanh, sinh 1952 ở thôn An Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chồng tôi là Lê Công Hiếu sinh 1948, sinh quán xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay gia đình cư ngụ tại thôn An Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh. Năm 1972 đến 1975 tôi tham gia du kích xã Tịnh Giang, 1976-1991 là giáo viên trường mầm non KonPlông, tỉnh Kon Tum, năm 1991 về mất sức.

Chồng tôi năm 1964-1967 tham gia du kích xã Đức Phong, huyện Mộ Đức. Năm 1968 đến 1972 chuyển lên đội thanh niên xung phong Trung Sơn, Quảng Ngãi vận chuyển hàng hóa từ các binh trạm đi phục vụ chiến trường các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định. Năm 1973 đến 1976 học trường giao thông khu 5, cuối năm 1976 đến 1991 làm phó phòng rồi trưởng phòng giao thông huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum và nghỉ hưu năm 1992, chuyển toàn bộ gia đình về Tịnh Giang, Sơn Tịnh sống trên đất của cha mẹ.

Thời chống Mỹ xã tôi là vùng đệm của cách mạng. Tôi là du kích, đơn vị thanh niên xung phong của anh thường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí từ đường dây 559 xuống cho bộ đội rồi chúng tôi quen biết nhau, hẹn hò thương thương nhớ nhớ, tháng một năm 1976 nên duyên vợ chồng theo anh lên huyện KonPlông làm việc.

Vợ chồng sinh được 05 người con, 03 người con gái phát triển bình thường hai cháu đã lập gia đình, có con ở riêng, còn 01 cháu đang làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và 02 người con trai là Lê Hoài Hiệp, sinh 1982, Lê Thành Hưng, sinh 1983. Mới sinh ra thì bình thường nhưng được một tuổi thì chân tay teo dần rồi co quắp lại, đã đi chữa trị các bệnh viện nhưng không khỏi, riêng cháu Hưng bị bại não lại kèm theo động kinh co giật. Những cơn co giật, động kinh là lúc cháu tiểu, đại tiện, vợ chồng phải thay nhau ôm, giữ để cháu không lăn lộn bôi lây khắp nhà, năm 2012 cháu bệnh nặng đã qua đời ở tuổi 29.

    Bà Thanh đang đút cho con ăn

Những năm tham gia cách mạng thật gian khổ, khó khăn, sống và chết luôn cận kề nhưng vợ chồng luôn tin tưởng, hy vọng cách mạng sẽ thành công vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhưng duyên phận không may, kể sao cho hết nổi khổ cực của vợ chồng tôi suốt 35 năm chăm lo nuôi dưỡng cho ba con ăn học và hai con tật, bệnh, nhìn con mà lòng quặn đau buồn tủi không biết nói cùng ai.

Các con không có tội lỗi gì mà phải gánh chịu bệnh tật quái ác, chúng tôi rất vui mừng Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam ra đời đã lên tiếng chỉ rõ kẻ thủ ác, tôi vẫn hy vọng Hội tiếp tục đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam để những người làm cha, làm mẹ không may mắn như tôi vơi bớt nỗi buồn đau.  Xuan Tuong



3 of 14